Đặt hàng: (024) 3984 2828 - (024) 3863 2789 - 090.8686.098 - 0973.99.8888
0 Xem giỏ hàng
  • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bí quyết xử lý âm thanh quán hát

Bí quyết xử lý âm thanh quán hát quan trọng nhất là hạn chế, chiệt tiêu tối đa tiếng hú, rít. Dù bạn là người kinh doanh quán hát hay là một vị khách, thì cũng đã có ít nhất một lần bạn gặp phải trường hợp xuất hiện tiếng hú, rít gây chói tai khi đang hát karaoke. Nhưng bạn lại không biết nguyên nhân do đâu và hướng khắc phục như thế nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra âm thanh khó chịu đó. Đồng thời, chia sẻ với bạn bí quyết xử lý, hạn chế, triệt tiêu tối đa tiếng hú, rít khi hát karaoke.

bane-750

Nguyên nhân do micro và hướng khắc phục,  xử lý âm thanh quán hát

Có nhiều yếu tố gây ra hiện tượng hú/rít khi sử dụng micro, trong đó chất lượng micro đang được sử dụng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Micro có đầy đủ 3 dải âm trầm (bass), trung (mid) và cao (treble). Đây cũng là các yếu tố chính gây nên hiện tượng hú, rít. Ngày nay, công nghệ phát triển, khi lựa chọn micro cho bộ dàn karaoke, nên chọn loại có trở kháng cao áp dụng công nghệ hiện đại, tức là khi đẩy âm lượng micro lên, tiếng mid của micro sẽ tăng đồng thời tiếng bass và tiếng treble giảm. Những loại micro như vậy sẽ tỉ lệ hú, rít thấp. Hiện nay, trên thị trường, các thiết bị micro không đây được thiết kế có khả năng chống hú, rít rất tốt như micro HAS VP18, VP17,…

Bên cạnh đó, khi hát karaoke không nên sử dụng quá nhiều micro, số lượng micro càng nhiều và được sử dụng cùng lúc, cùng tần số cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Hạn chế số lượng micro và tắt những micro không sử dụng để đảm bảo cho hệ thống âm thanh hoạt động ổn định hơn.

Cách khắc phục  xử lý âm thanh quán hát

–        Tăng âm lượng micro lên

–        Kiểm tra tiếng hú rít ở dải nào (bass, mid hay treble) thì giảm ở dải đó đến khi nào không còn tiếng rú rít.

–        Còn nếu để mức âm lượng micro ở mức đảm bảo, vẫn bắt tiếng tốt mà micro vẫn bị hai hiện tượng sau:

+ Micro bị hú: thì giảm dần bass của cả micro và master,

+ Micro bị rít: thì giảm dần treble của cả micro và master

+ Micro bị hú rít: thì giảm dần mid của cả micro và master

–        Treble (âm trung) của echo cũng tạo nên tiếng rít của micro.

–        Cũng cần nói thêm về hiện tượng gầm micro. Đó là do thừa nhiều bass echo kết hợp với một chút bass micro và bass master gây ra sự dư thừa bass tổng thể. Lúc này, cần giảm dần bass echo đến khi nào hết thì dừng lại. Không nên giảm nhiều quá.

Nguyên nhân do loa và hướng khắc phục

Nếu như tần số đáp ứng của hệ thống loa ở các phòng hát karaoke không bằng phẳng, phải sử dụng EQ (Equalizer) để phần nào cân bằng lại biểu đồ tần số đáp ứng. Sẽ có những dải tần số cắt bớt và nâng lên để cân bằng âm sắc. Tuy nhiên, khi nâng độ nhạy lên thì rú, rít là chuyện dễ xảy ra.

Cách khắc phục: cần phải có người giỏi kỹ thuật để biết cách nâng giảm tần số cho hợp lý.

Nguyên nhân do người hát và hướng khắc phục

  • Cầm micro sai: Sau màng nhún của Micro luôn có lỗ thoát hơi, nếu người cầm micro vô tình bịt kín màng nhún này sẽ gây ra hiện tượng cộng hưởng âm thanh bên trong thân micro và gây ra tiếng rú, rít.

Trên đây là 4 cách cầm sai mic thường thấy trong phòng hát. Trong đó:

–        Kiểu H.7A và H.8A sẽ gây rú (do phần thông hơi của micro bị bịt lại)

–        Kiểu H.7B và H.8B sẽ gây rít (do bị mất sóng)

Cách khắc phục: Khi gặp trường hợp này, có thể sử dụng miếng chống lăn micro hoặc bắt buộc phải cầm lại micro cho đúng cách, hoặc dùng những biện pháp mạnh hơn đó chính là giảm âm lượng micro lại (sẽ dẫn tới tiếng micro bị nặng).

1482563786

Cách cầm micro không đúng

Đưa micro lại gần loa sub:

Khác biệt với loa giải trên, khi hiện tượng feedback (tiếng hồi âm) xảy ra ở loa trầm sẽ có tiếng ù ( do kết cấu của củ loa, chỉ hỗ trợ giải tần thấp ) khi ta đưa micro lại gần loa sub ( là nguyên nhân chính ).

Cách xử lý : nếu sử dụng hệ thống analog bắt buộc phải giữ khoảng cách an toàn với loa sub, hoặc giảm âm lượng của sub và bass micro lại. Với hệ thống digital, cắt giảm giải bass micro trùng với loa sub, hoặc cắt tiếng micro khỏi loa sub ( chức năng thường thấy ở những processor đời mới ).

Trường hợp kết cấu loa đặc biệt

Ví dụ : BMB CSV Series : 450, 900, JBL KS Series : 308, 310, 312 sẽ có 1 nút gạt FLAT <-> BOOTS ( TREBLE ) có tác dụng kích tiếng treble trong các trường hợp riêng biệt. Nếu trong cấu hình có những loa trên cần kiểm tra xem nút gạt đang sử dụng ở chức năng nào và trả về mức tinh chỉnh hợp lý.

Nguyên nhân do căn chỉnh chưa hợp lý

Việc căn chỉnh kỹ thuật trên các thiết bị là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng âm thanh. Thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Vì vậy, nếu không giỏi và am hiểu về các thiết bị thì bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm xử lý âm thanh quán hát. Họ sẽ giúp bạn căn chỉnh âm thanh cho thật tốt, đồng thời, hướng dẫn bạn cách căn chỉnh sau này khi có sự cố xảy ra.

Nhân viên, chuyên viên kỹ thuật của Hoàng Audio luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0973.99.8888 hoặc tới các showroom trên toàn quốc.